Tin tức

Vận tải công cộng và phụ nữ

Chủ nhật,15/03/2020
1587 Lượt xem

BÀN VỀ VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRONG CÔNG CUỘC HỖ TRỢ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHỤ NỮ

P.1 - Vai trò của GTCC & Xu hướng sử dụng PTGTCC của phụ nữ
Case Study: Đà Nẵng

Có thể nói, chúng ta thường có cái nhìn phi giới tính khi bàn về vận tải công cộng (VTCC) và thường giả định rằng VTCC mang lại lợi ích tương tự nhau đối với đàn ông cũng như phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cách phụ nữ sử dụng phương tiện công cộng rất khác với đàn ông, gắn liền sự khác biệt trong vai trò kinh tế, đời sống, văn hóa xã hội.

1. Cách public transport hỗ trợ và thúc đẩy nữ giới:

Năm 2012, tổ chức lao động quốc tế (ILO) ước tính GDP toàn cầu có thể tăng thêm 1.6 nghìn tỷ đola (USD) mỗi năm bằng cách giảm thiểu khoảng cách trong công việc của phụ nữ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ tham gia của lực lượng lao động nữ thấp hơn đáng kể so với nam giới; thường nhận được mức lương thấp hơn; gặp nhiều khó khăn, cản trở hơn. Đảm bảo hệ thống giao thông công cộng phù hợp cho phụ nữ là một nhân tố quan trọng nhằm giảm thiểu những khó khăn, hạn chế đặt lên phụ nữ; khai thác nguồn lực lao động đầy hứa hẹn này.

2. Xu hướng sử dụng VTCC của nữ giới
Sự khác biệt trong vai trò kinh tế - xã hội trong đó phụ nữ kéo theo nhiều khác biệt trong nhu cầu di chuyển. Theo OECD (2011), những đặc điểm tham gia GTCC của phụ nữ gắn liền với đặc điểm, phân chia vai trò kinh tế - xã hội của hai giới và có tính phổ quát cho các nước phát triển và đang phát triển. Phụ nữ nói chung thường gánh vác trách nhiệm kinh tế và chăm lo cho gia đình (UN). Chính vì lẽ đó, họ thường có nhu cầu di chuyển đa dạng hơn, khoảng cách di chuyển ngắn hơn và thường kết hợp nhiều mục đích trong một chuyến đi hơn so với phái còn lại. Thật vậy, trong khi đàn ông thường chỉ sử dụng VTCC phục vụ nhu cầu đi làm hằng ngày; phụ nữ sử dụng VTCC với mục đích rất đa dạng như đi làm, đi mua sắm, đưa đón con cái, v.v…

Tại Đà Nẵng, nghiên cứu về nhu cầu HK VTCC tại Đà Nẵng năm 2018 đã chỉ ra rằng, tỷ lệ HK là nữ giới chiếm 61%, gần gấp đôi so với tỷ lệ nam giới là 39% (Bảng 1). Xu hướng này đều được thể hiện ở bất kỳ nhóm tuổi nào của HK sử dụng VTCC (Bảng 2).

Bên cạnh phân chia về giới tính, điều tra cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ có xu hướng sử dụng PTGTCC đều đặn hơn so với nam giới. Nghĩa là, đối tượng nam giới có xu hướng di chuyển đông hơn trong các giờ cao điểm trong khoảng 5.30 – 7.30 và 17.00 – 18.30 (Bảng 4). Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng di chuyển trải đều giữa các khung giờ trong ngày (Bảng 5)

Khi phân chia HK sử dụng VTCC tại Đà Nẵng 2018 theo nghề nghiệp và giới tính, thì nhìn chung tỉ lệ nữ giới vẫn chiến đa số trong các ngành nghề. Tuy nhiên, với đối tượng HK là công nhân thì tỷ lệ nam giới cao hơn 2.5 lần nữ giới. Đối với đối tượng là hưu trí, tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ nhau (Bảng 6)

3. Số liệu đề xuất cho ta điều gì?
Từ các đặc điểm di chuyển nói trên, nữ giới là đối tượng cực kỳ phù hợp với PTVTCC; vốn có giá thành thấp, phù hợp với chuyến đi ngắn, nhiều chặng. Theo UN tỷ lệ phụ nữ sử dụng các PTGTCC sẽ bị ảnh hưởng rất lớn cũng như phản ánh được rõ nét các yếu tố của hệ thống, cụ thể như: an ninh an toàn khi tham gia giao thông, khai đứng chờ xe buýt; tính hợp lý của việc bố trí điểm dừng; giãn cách tuyến; khả năng tiếp cận xe buýt;... Dựa vào số liệu thực tế với tỉ lệ nữ giới tham gia GTCC cao vượt trội, có thể nói rằng, hệ thống VTCC Đà Nẵng tương đối đảm bảo tốt an ninh, an toàn cho nữ giới; lộ trình đáp ứng nhu cầu đa dạng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, để thực sự là một hệ thống thân thiện với phụ nữ nói riêng cũng như các đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung, vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện…

(Còn tiếp)
Hiền Nguyễn - Datramac.

Bình luận facebook
Facebook