Tin tức

Tiện ích của xe buýt mang lại cho người dân thành phố Đà Nẵng

Thứ năm,27/08/2020
3023 Lượt xem

TIỆN ÍCH CỦA XE BUÝT MANG LẠI
CHO NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Có thể nói, giai đoạn năm 2016 tới 2017, Đà Nẵng đã chứng kiến liên tiếp nhiều thay đổi tích cực trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Cho tới nay, hệ thống xe buýt của thành phố Đà Nẵng bao gồm 14 tuyến trong đó có 06 tuyến buýt liền kề (hay còn gọi là tuyến buýt cũ), 05 tuyến buýt trợ giá, 01 tuyến buýt TMF và 02 tuyến buýt du lịch.

Tuy vẫn tồn tại một số khó khăn, khuyết điểm, xe buýt Đà Nẵng đã góp phần xây dựng hệ thống vận tải hành khách chất lượng cao cho người dân, góp phần kết nối các khu vực khác nhau của thành phố, góp phần giảm thiểu các vấn đề nan giải của đô thị.

I/ ĐÓNG GÓP CỦA XE BUÝT CHO NGƯỜI DÂN ĐÀ NẴNG:

1/ Tăng cường kết nối các khu vực, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ VTCC đáp ứng nhu cầu di chuyển giữa các khu vực trong và ngoài thành phố:

Trước khi hệ thống Danabus đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2016, Hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố chỉ gồm 06 tuyến buýt hoạt động theo hình thức xã hội hóa, bao gồm: tuyến 01 (Đà Nẵng – Hội An), tuyến 02 (Kim Liên – Chợ Hàn), tuyến 03 (Đà Nẵng – Ái Nghĩa), tuyến 04 (Đà Nẵng – Tam Kỳ), tuyến 06 (Đà Nẵng – Phú Đa) và tuyến 09 (Thọ Quang – Quế Sơn).

Các tuyến buýt này đa phần là tuyến buýt liên tỉnh, phục vụ mục đích di chuyển giữa Quảng Nam và Đà Nẵng, chưa cung cấp phương tiện di chuyển phù hợp với người dân có nhu cầu di chuyển trong nội thành.

Lộ trình tuyến Liên tỉnh khá dài, giao động trong khoảng từ 36km tới 70 km, chỉ tiếp cận một số tuyến đường nhất định như Điện Biên Phủ, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Quốc Lộ 14B, Lê Văn Hiến. Người dân các khu vực khác thường phải di chuyển tới các tuyến đường cố định để tiếp cận xe buýt. Giãn cách tuyến lâu, trung bình là từ 30-45 phút. Hệ thống nhà chờ xe buýt chưa phát triển, tới năm 2016 chỉ có 19 nhà chờ cho toàn 06 tuyến, chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân tiếp cận xe buýt dễ dàng.

  Hệ thống Danabus đi vào hoạt động đã giải quyết các vấn đề này, không chỉ cung cấp phương tiện di chuyển công cộng trong nội thành Đà Nẵng, phục vụ các nhu cầu di chuyển đa dạng của người dân mà còn góp phần bổ trợ thêm cho các tuyến buýt liền kề, cùng tạo nên một hệ thống VTCC hoàn thiện hơn.

Thật vậy, Chỉ trong khoảng thời gian gần một năm cuối năm 2016 tới năm 2017 số lượng tuyến tăng từ 06 lên 14, hơn gấp đôi. Xe buýt trợ giá có lộ trình tiếp cận các khu vực đông dân cư (bảng 1),  dàn trải trên các cung đường chính của thành phố như Trần Cao Vân, Lê Duẩn, Ông Ích Khiêm, Duy Tân, Núi Thành, Cách Mạng Tháng 8,… (hình 1). Đi cùng với các tuyến xe buýt mới mở là cơ sở vật chất, chất lượng cao đi kèm, cụ thể như 02 bến xe buýt được xây dựng tại Xuân Diệu và Phạm Hùng, 150 nhà chờ mới được lắp đặt trên toàn thành phố. Những bước đi đồng bộ này đã khấy động thị trường vận tải công cộng Đà Nẵng. Theo báo cáo tổng kết từ trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng (Trung tâm Datramac) xe buýt trợ giá đã góp phần chuyên chở 2,13 triệu lượt hành khách trong năm đầu tiên hoạt động, bằng 78% so với sản lượng hành khách của tuyến buýt liền kề trong năm (2,73 triệu hành khách). Sáu tháng đầu năm 2018, số lượt hành khách của các tuyến trợ giá tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 1,50 triệu lượt, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.


Hình 1: Lộ trình các tuyến xe buýt đang chạy


Bảng 1:Phân tích các tuyến buýt công cộng Đà Nẵng

3/ Nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống VTCC:
Từ lâu. các tuyến xe buýt liền kề từ lâu đã nhận được nhiều phản ánh về hệ thống xe buýt đã cũ, kéo theo chất lượng dịch vụ đi xuống. Chính vì thế, hệ thống xe buýt trợ giá có chất lượng dịch vụ cao đã trở thành làn gió mới của thành phố với phương tiện, hệ thống bến bãi, nhà chờ đươc sắm và xây mới hoàn toàn đi kèm đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trình phục vụ, trung tâm điều hành quản lý (là trung tâm Datramac) còn thường xuyên tổ chức công tác thanh tra giám sát ngoài hiện trường và tổ chức các lớp tập huấn định kỳ (Hình 2, 3)


Hình 2: Xe buýt sạch sẽ, của kín, máy lạnh có ti vi,CCTV, bảng quang báo và loa báo trạm.,


Hình 3: Tập huấn nghiệp cụ định kỳ cho đội ngũ nhân viên xe buýt tổ chức bởi trung tâm Datramac

 3/ Góp phần tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân

Chất lượng dịch vụ cao sẽ kéo theo chí phí duy trì cũng như giá thành người dân phải chi trả. Tuy nhiên, dưới chính sách trợ giá của UBND thành phố cho hệ thống xe buýt Danabus, người dân được đảm bảo chất lượng dịch vụ đi kèm với chi phí phù hợp với thu nhập trung bình của người dân (bảng 2).


Bảng 2: So sánh giá vé giữa các hệ thống xe buýt.

4/ Góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông:
Xe buýt công cộng từ lâu đã được công nhận là phương án giải quyết các vấn đề về môi trường và giao thông nan giải của đô thị như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiêng ồn, kẹt xe, tai nạn giao thông,... Đặc biệt, với tình trạng tốc độ phát triển số lượng phương tiện cá nhân cao của thành phố Đà Nẵng với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 12% cho ô tô và 8% cho xe máy , xe buýt trợ giá tập trung giải quyết nhu cầu nội thành có thể được xem là giải pháp trọng tâm giải quyết những vấn đề này. Từ tháng 12/2016, số lượng hành khách bình quân mỗi lượt xe thể hiện mức tăng đều đặn hàng tháng, từ 3,6 HK/Lượt lên 14,9 HK/Lượt trong năm 2017 và hiện tại đã đạt 15,5 HK/lượt (theo Báo cáo tháng 4 năm 2018 của Datramac). Mật độ hành khách hứa hẹn sẽ tăng cao hơn nữa vào cuối năm 2018 khi 06 tuyến buýt trợ giá được mở mới, hoàn thiện hơn hệ thống công cộng trong nội thành Đà Nẵng.


Hình 4: Học sinh bắt xe buýt trong giờ tan học


Hình 5: Tổng hợp lợi ích của xe buýt

II/ MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG:

Bênh cạnh những lợi ích xe buýt trợ giá mang lại cho người dân thành phố, hệ thống xe buýt này vẫn còn nhiều tồn đọng và gặp nhiều vấn đề khó khăn.

 a/ Mật độ che phủ còn thưa, chỉ mới có 05 tuyến trợ giá và 01 tuyến TMF phục vụ nhu cầu đi lại thường ngày của người dân. Nói theo một cách khác, nhu cầu di chuyển cũng như tiếp cận một số khu vực của Đà Nẵng chưa được giải quyết, làm giảm đi tính kết nối, hoàn thiện của hệ thống.
b/ khuyến khích sử dụng xe buýt là xây dựng thói quen mới, đi ngược lại “văn hóa xe máy” đã ăn sâu vào máu của người dân Đà Nẵng.
c/ Thay đổi thái độ tiêu cực của người dân đối với xe buýt Đà Nẵng. Xây dựng một hình ảnh mới  của xe buýt, chất lượng dịch vụ cao, sạch sẽ, thoáng mát, văn minh, lịch sự.
d/ Nhiều cá nhân vô ý thức, xâm chiếm khu vực nhà chờ cũng như khu vực đậu đỗ vào điểm dừng xe buýt, làm trầm trọng hóa nhiều vấn đề đô thị như ùn tắc, tai nạn giao thông

Hiền Nguyễn - Datramac

Bình luận facebook
Facebook